PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH GIANG
TRƯỜNG THCS KẺ SẶT
Video hướng dẫn Đăng nhập

Công văn Số: 238/HD-LN, ngày 14 tháng 03 năm 2011 của UBND tỉnh Hải Dương hướng dẫn về việc thực hiện miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; quản lý thu, sử dụng học phí và các khoản thu khác trong các cơ sở giáo dục  trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Sau đây là toàn văn hướng dẫn:

UBND TỈNH HẢI DƯƠNG

SỞ GD&ĐT - SỞ TC - SỞ LĐTBXH

 
 

Số: 238/HD-LN

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 
 

Hải Dương, ngày 14 tháng 03 năm 2011

HƯỚNG DẪN

Về việc thực hiện miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; quản lý thu, sử dụng học phí và các khoản thu khác trong các cơ sở giáo dục

trên địa bàn tỉnh Hải Dương. 

- Căn cứ Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm 2014-2015;

- Căn cứ Thông tư liên tịch số 44/2000/TTLT/BTC-BGD&ĐT-BLĐTB & XH ngày 23/5/2000 của Liên Bộ Tài chính-Giáo dục và Đào tạo-Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các đơn vị  ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo;

- Căn cứ Thông tư liên tịch số 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC- BLĐTB XH ngày 15/11/2010 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo-Tài chính-Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ;

- Căn cứ Quyết định số 679/QĐ-UBND ngày 19/2/2009 của UBND tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt chế độ miễn giảm học phí của học sinh các trường mầm non bán công trên địa bàn tỉnh;

- Căn cứ công văn số 6890/BGDĐT-KHTC ngày 18/10/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn quản lý, sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện cho các cơ sở giáo dục và đào tạo;

Liên Sở Giáo dục và Đào tạo - Tài chính hướng dẫn về miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; quản lý thu, sử dụng học phí và các khoản thu khác trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh như sau:

 

I. QUY ĐỊNH VỀ MIỄN GIẢM HỌC PHÍ , HỖ TRỢ CHI PHÍ HỌC TẬP.

1. Đối tượng không phải đóng học phí

Học sinh Tiểu học.

2. Đối tượng được miễn học phí

2.1.Người có công  với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005, cụ thể:

- Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong kháng chiến; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B (sau đây gọi chung là thương binh);

- Con của người hoạt động cách mạng trước 01/01/1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19/8/1945; Con của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, con của Anh hùng lao động trong kháng chiến; con của liệt sỹ; con của thương binh, con của bệnh binh; con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

2.2.Trẻ em học mẫu giáo và học sinh mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế, cụ thể:

- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa;

- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 116/2004/NĐ-CP ngày 23/4/2004 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/CP ngày 23/11/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về lao động người tàn tật. Việc xác định đối tượng có khó khăn về kinh tế áp dụng theo Thông tư số 27/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/11/2007 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình xác nhận đối tượng được vay vốn theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên.

2.3.Trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; trẻ em có cha và mẹ hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng;

Người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hóa, học nghề có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên.

2.4. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định. Chuẩn nghèo được thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo từng thời kỳ (hiện nay thực hiện theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015).

2.5. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông là con của hạ sĩ quan và binh sỹ, chiến sỹ đang phục vụ có thời hạn trong lực lượng vũ trang nhân dân: theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch số 04/2009/TTLT-BCA-BTC ngày 14/4/2009 của Liên Bộ Công an và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 54/2008/NĐ-CP ngày 24/4/2008 của Chính phủ quy định chế độ chính sách đối với thân nhân hạ sĩ quan, chiến sỹ đang phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân và điểm 1.1 mục 1 phần II Thông tư liên tịch số 181/2007/TTLT-BQP-BTC ngày 04/12/2007 của Liên Bộ Quốc phòng  và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 106/2007/NĐ-CP ngày 22/6/2007 của Chính phủ về chế độ chính sách đối với gia đình hạ sĩ quan và binh sỹ tại ngũ.

2.6. Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú.

3. Đối tượng được giảm 50% học phí

3.1. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông là con của cán bộ, công nhân viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên;

3.2. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo quy định tại điểm 2.4 mục 2 phần I;

4. Đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập

4.1. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế. Việc xác định theo quy định tại điểm 2.2 mục 2 phần I;

4.2. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Nhà nước.

5. Cơ chế miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập.

5.1. Cấp bù học phí cho các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập có đối tượng được miễn, giảm học phí:

a) Trình tự, thủ tục và hồ sơ:

Trong vòng 30 ngày kể từ ngày bắt đầu năm học, cha mẹ (hoặc người giám hộ) học sinh có đơn đề nghị miễn, giảm học phí (mẫu đơn theo phụ lục I) gửi nhà trường kèm theo bản sao chứng thực một trong các giấy tờ sau:

- Giấy xác nhận thuộc đối tượng quy định tại điểm 2.1 mục 2 phần I của hướng dẫn này do cơ quan quản lý đối tượng người có công và UBND xã, phường, thị trấn xác nhận (theo quy định tại tiết a điểm 2.1 khoản 2 mục III Thông tư số 16/2006/TTLT/BLĐTBXH-BGDĐT-BTC ngày 20/11/2006 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính hướng dẫn về chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ);

- Bản sao quyết định về việc trợ cấp xã hội của Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố (hiện nay theo mẫu số 5 Thông tư số 24/2010TTLT- BLĐTBXH-BTC ngày 18/8/2010 của Liên Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính) đối với đối tượng được quy định tại điểm 2.2 mục 2 phần I hướng dẫn này là học sinh mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa; Giấy xác nhận của bệnh viện huyện, thị xã, thành phố hoặc của hội đồng xét duyệt xã, phường, thị trấn đối với đối tượng được quy định tại điểm 2.2 mục 2 phần I hướng dẫn này là học sinh bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế;

- UBND xã, phường, thị trấn xác nhận cho đối tượng quy định tại điểm 2.3 mục 2 phần I hướng dẫn này;

- Giấy chứng nhận hộ nghèo và hộ có thu nhập tối đa bằng 150% của hộ nghèo do UBND xã, phường, thị trấn cấp cho đối tượng quy định tại điểm 2.4 mục 2 và điểm 3.2 mục 3 phần I.

- Giấy chứng nhận đối tượng được hưởng chế độ miễn học phí do đơn vị cấp trung đoàn hoặc tương đương trở lên cấp cho đối tượng được quy định tại điểm 2.5 mục 2 phần I hướng dẫn này là con của hạ sĩ quan và binh sỹ, chiến sỹ đang phục vụ có thời hạn trong lực lượng vũ trang nhân dân;

- Bản sao sổ hưởng trợ cấp hàng tháng do tổ chức bảo hiểm xã hội cấp do tại nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp đối với đối tượng quy định tại điểm 3.1 mục 3 phần I hướng dẫn này.

b) Phương thức chi trả:

Kinh phí cấp bù học phí được cân đối trong dự toán kinh phí hàng năm phân bổ cho cơ sở giáo dục phổ thông công lập. Việc phân bổ dự toán kinh phí thực hiện chính sách cấp bù được thực hiện đồng thời với thời điểm phân bổ dự toán NSNN hàng năm tại địa phương, trong đó ghi rõ dự toán kinh phí thực hiện chính sách cấp bù học phí cho người học thuộc đối tượng miễn, giảm học phí (số lượng người) đang theo học tại đơn vị.

Khi rút dự toán kinh phí cấp bù tiền học phí miễn, giảm, cơ sở giáo dục phổ thông công lập phải gửi Kho bạc nhà nước nơi đơn vị giao dịch bản tổng hợp đề nghị cấp bù tiền học phí miễn giảm (gồm các nội dung: Họ tên người học được miễn, giảm học phí hiện đang theo học tại trường; mức thu học phí của nhà trường; mức học phí miễn, giảm và tổng nhu cầu kinh phí đề nghị cấp bù). Hồ sơ này cũng được lưu tại cơ sở giáo dục để thực hiện việc thanh quyết toán kinh phí theo quy định.

Kinh phí NSNN cấp bù tiền học phí miễn, giảm được các đơn vị sử dụng theo quy định hiện hành về chế độ tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

c) Thời điểm được hưởng: theo số tháng thực học kể từ  01/7/2010.

5.2. Cấp bù học phí (theo mức học phí của các trường công lập trong vùng) cho đối tượng được miễn, giảm học phí học mẫu giáo và phổ thông ngoài công lập.

a) Trình tự, thủ tục và hồ sơ:

Trong vòng 30 ngày kể từ ngày bắt đầu năm học, cha mẹ học sinh (hoặc người giám hộ) phải làm đơn có xác nhận của nhà trường (mẫu đơn theo phụ lục II) kèm theo hồ sơ, giấy tờ như quy định tại tiết a điểm 5.1 mục 5 phần I gửi về:

- Phòng giáo dục và đào tạo: đối với trẻ em học mẫu giáo, học sinh học trung học cơ sở.

- Sở giáo dục và đào tạo: đối với học sinh học trung học phổ thông.

b) Phương thức chi trả:

- Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp bù học phí miễn giảm theo quy định. Phòng giáo dục và đào tạo, Sở giáo dục và đào tạo ủy quyền cho các trường chi trả cấp bù học phí trực tiếp bằng tiền mặt cho cha mẹ (hoặc người giám hộ) học sinh.

- Việc chi trả cấp bù học phí được cấp đủ 9 tháng/năm học và thực hiện 2 lần trong năm: lần 1 chi trả 4 tháng vào tháng 10; lần 2 chi trả đủ 5 tháng vào tháng 4.

- Trường hợp cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo, học sinh phổ thông chưa nhận tiền cấp bù học phí theo thời hạn quy định thì được truy lĩnh trong kỳ chi trả tiếp theo.

c) Thời điểm được hưởng: theo số tháng thực học kể từ  01/7/2010.

* Do trên địa bàn tỉnh không có trường mầm non công lập nên đối tượng là học sinh mẫu giáo trường mầm non ngoài công lập được miễn, giảm theo mức thu học phí bán công hiện hành.

Chế độ miễn giảm và cấp bù học phí đối với đối tượng là con của người có công với cách mạng quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2006/TTLT/BLĐTBXH-BGDĐT-BTCngày 20/11/2006 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính hướng dẫn về chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ đang gửi nhà trẻ ở các trường mầm non bán công tiếp tục thực hiện theo Quyết định số 679/QĐ-UBND ngày 19/2/2009 của UBND tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt chế độ miễn giảm học phí của học sinh các trường mầm non bán công trên địa bàn tỉnh và hướng dẫn số 440/HD-LN ngày 16/3/2009 của liên ngành Giáo dục và Đào tạo-Tài chính.

5.3. Hỗ trợ chi phí học tập trực tiếp cho các đối tượng quy định tại mục 4 phần I:

a) Trình tự, thủ tục và hồ sơ:

Trong vòng 30 ngày kể từ ngày bắt đầu năm học, cha mẹ (hoặc người giám hộ) học sinh có đơn đề nghị hỗ trợ chi phí học tập (mẫu đơn theo phụ lục IV) gửi phòng lao động-thương binh và xã hội kèm theo bản sao chứng thực một trong các giấy tờ sau:

- Bản sao quyết định về việc trợ cấp xã hội của Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố (hiện nay theo mẫu số 5 Thông tư số 24/2010TTLT- BLĐTBXH-BTC ngày 18/8/2010 của Liên Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính) đối với đối tượng được quy định tại điểm 4.1 mục 4 phần I hướng dẫn này là học sinh mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa; Giấy xác nhận của bệnh viện huyện, thị xã, thành phố hoặc của hội đồng xét duyệt xã, phường, thị trấn đối với đối tượng được quy định tại điểm 4.1 mục 4 phần I hướng dẫn này là học sinh bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế;

- Giấy chứng nhận hộ nghèo do UBND xã, phường, thị trấn cấp cho đối tượng quy định tại điểm 4.2 mục 4 phần I hướng dẫn này;

b) Phương thức chi trả:

- Phòng lao động-thương binh và xã hội chịu trách nhiệm quản lý, quyết toán kinh phí hỗ trợ chi phí học tập cho cha mẹ học sinh và ủy quyền cho UBND xã, phường, thị trấn (đối với trẻ em học mẫu giáo, học sinh học trung học cơ sở) hoặc các trường (đối với học sinh học trung học phổ thông) tổ chức chi trả khoản kinh phí này cho gia đình người học.

- Chậm nhất trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị hỗ trợ chi phí học tập theo quy định, phòng lao động-thương binh và xã hội có trách nhiệm chuyển tiền thanh toán hỗ trợ chi phí học tập kèm theo danh sách cụ thể số lượng đối tượng được hỗ trợ để UBND xã, phường, thị trấn hoặc các trường (có người học thuộc đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập) thực hiện chi trả cho gia đình người học (danh sách nêu trên phải được thông báo công khai tại địa phương).

- Kinh phí hỗ trợ chi phí học tập được cấp đủ trong 9 tháng/năm học chia làm 2 lần trong năm: lần 1 chi trả 4 tháng vào thời điểm tháng 10 hoặc 11; lần 2 chi trả 5 tháng vào thời điểm tháng 3 hoặc 4 (trường hợp chưa nhận tiền hỗ trợ chi phí học tập theo thời hạn quy định thì được truy lĩnh trong kỳ chi trả tiếp theo).

c) Định mức hỗ trợ : 70.000 đồng/học sinh/tháng.

d) Thời điểm được hưởng: theo số tháng thực học kể từ 01/01/2011.

6. Nguồn kinh phí và công tác lập dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí chi trả cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập.

1. Nguồn kinh phí:

Kinh phí chi trả cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập được cân đối trong dự toán chi sự nghiệp giáo dục đào tạo hàng năm của địa phương.

2. Lập dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí chi trả cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập:

2.1. Cấp bù học phí cho các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập có đối tượng được miễn, giảm học phí.

Căn cứ mức thu học phí quy định; số lượng đối tượng được miễn, giảm học phí, các trường lập danh sách, xây dựng dự toán ngân sách và đề nghị cấp bù học phí (kèm theo các hồ sơ xác nhận đối tượng theo quy định tại  tiết a điểm 5.1 mục 5 phần I) gửi Phòng giáo dục và đào tạo (đối với trường mầm non và trung học cơ sở), gửi Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với trường trung học phổ thông) tổng hợp, thẩm định gửi cơ quan tài chính cùng cấp làm căn cứ tổng hợp, thẩm định và phân bổ dự toán kinh phí.

2.2.Cấp bù học phí cho học sinh là con của người có công với nước, các đối tượng chính sách học mẫu giáo và phổ thông ngoài công lập.

- Phòng Giáo dục và Đào tạo căn cứ mức thu học phí của các trường mầm non bán công; số lượng đối tượng được miễn, giảm học phí đang học tại các trường mầm non ngoài công lập trên địa bàn để lập danh sách (kèm theo các hồ sơ xác nhận đối tượng theo quy định tại tiết a điểm 5.2 mục 5 phần I) tổng hợp, thẩm định và xây dựng dự toán kinh phí gửi Phòng Tài chính-Kế hoạch làm căn cứ phân bổ dự toán kinh phí và chịu trách nhiệm quản lý, quyết toán toàn bộ số kinh phí này.

- Sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ mức thu học phí của các trường trung học phổ thông công lập do HĐND tỉnh quy định; số lượng đối tượng được miễn, giảm học phí đang học tại các trường trung học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn tỉnh để lập danh sách (kèm theo các hồ sơ xác nhận đối tượng theo quy định tại tiết a điểm 5.2 mục 5 phần I) tổng hợp, thẩm định và xây dựng dự toán kinh phí gửi Sở Tài chính làm căn cứ phân bổ dự toán kinh phí và chịu trách nhiệm quản lý, quyết toán toàn bộ số kinh phí này.

2.3.Hỗ trợ chi phí học tập trực tiếp.

Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội cấp huyện căn cứ mức hỗ trợ chi phí học tập quy định và số lượng đối tượng được hỗ trợ để lập danh sách (kèm theo các hồ sơ xác nhận đối tượng theo quy định tại tiết a điểm 5.3 mục 5 phần I) tổng hợp, thẩm định và xây dựng dự toán kinh phí gửi Phòng Tài chính-Kế hoạch làm căn cứ phân bổ kinh phí.

 2.4. Các cơ quan liên quan đến quản lý kinh phí cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập có trách nhiệm xây dựng, tổng hợp dự toán kinh phí thực hiện chi trả cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập gửi cơ quan tài chính đồng cấp trước ngày 31/5 hàng năm để tổng hợp chung trong dự toán chi ngân sách nhà nước của địa phương.

2.5. Chấp hành dự toán và quyết toán.

Thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, các văn bản hướng dẫn Luật và Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.

3. Các chế độ về cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập được thực hiện trong thời gian đang theo học đến khi kết thúc khóa học. Người học thuộc đối tượng miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập chỉ được cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập khi có đơn đề nghị kèm theo đầy đủ các giấy tờ cần thiết theo yêu cầu. Các đối tượng thuộc diện được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cùng một lúc được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ khác nhau thì chỉ được hưởng một chế độ ưu đãi cao nhất.

II. QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC THU VÀ SỬ DỤNG HỌC PHÍ

          1. Mức thu học phí.

          - Các trường, các cơ sở giáo dục công lập thực hiện mức thu ban hành kèm theo quyết định số 2751/2006/QĐ-UBND ngày 8/8/2006 của UBND tỉnh về việc quy định tạm thời các khoản thu ở các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

          - Các trường bán công thực hiện mức thu tại quyết định số 15/2010/ QĐ-UBND ngày 20/7/2010 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh mức thu học phí  các trường bán công trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

2. Thu học phí

Học phí được thu định kì hàng tháng; nếu học sinh tự nguyện, nhà trường có thể thu một lần cho cả kỳ học hoặc cả năm học. Các đơn vị có trách nhiệm tổ chức thu học phí của học sinh, khi thu phải cấp biên lai thu tiền cho từng học sinh. Biên lai thu học phí do các đơn vị trực tiếp mua tại chi cục thuế huyện, thành phố (bằng tiền học phí dành cho công tác quản lí thu, chi quỹ học phí).

3. Sử dụng học phí

3.1. Học phí hệ công lập

Các cơ sở giáo dục công lập sử dụng học phí theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập với các nội dung chi cụ thể như sau:

- Dành tối thiểu 40% số kinh phí được sử dụng để chi lương sau khi đã khấu trừ khoản chi cho công tác quản lý thu, chi (không áp dụng với các TT GDTX).

- Chi cho công tác quản lý thu, chi quỹ học phí: mua văn phòng phẩm, biên lai thu học phí, hội họp, chi cho bộ phận quản lý, theo dõi thu chi và chi cho người trực tiếp thu. Mức chi không quá 3% tổng thu.

- Chi tăng cường cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy học tập như sửa chữa, cải tạo cơ sở vật chất hiện có; mua sắm tài sản, trang thiết bị phục vụ giảng dạy học tập, quản lý chuyên môn, hành chính và các công việc có liên quan.

- Chi nghiệp vụ chuyên môn bao gồm: mua sách giáo khoa, sách tham khảo, vật tư thí nghiệm, thực hành, thiết bị dạy học; chi cho thi tốt nghiệp, thi học sinh giỏi; thi cấp chứng chỉ nghề phổ thông; chi nghiên cứu các đề tài  khoa học; Chi cho các hoạt động văn thể của giáo viên, học sinh...

- Chi trả tiền điện phòng học, tiền nước uống, tiền trang trí lớp học; tiền y tế học đường và tiền mua học bạ, bằng tốt nghiệp, túi bài kiểm tra cho học sinh.

- Chi quản lý hành chính, làm ngoài giờ, tiền công hợp đồng, khen thưởng, phúc lợi, tăng thu nhập...

3.2. Học phí hệ ngoài công lập

Các cơ sở giáo dục ngoài công lập sử dụng học phí theo Thông tư số 44/2000/TTLT/BTC-BGD&ĐT-BLĐTB&XH ngày 23/5/2000 của Liên Bộ Tài chính-Giáo dục và Đào tạo-Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các đơn vị ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực Giáo dục-Đào tạo với các nội dung chi cụ thể như sau:

- Chi cho công tác quản lý thu, chi quỹ học phí tại đơn vị bao gồm: mua văn phòng phẩm, biên lai thu học phí, hội họp, bộ phận quản lý, theo dõi thu chi và chi cho người trực tiếp thu. Mức chi không quá 2% tổng thu.

- Chi thanh toán tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp lương, các khoản trích nộp theo lương theo quy định hiện hành cho cán bộ, giáo viên trong nhà trường.

- Chi trả tiền điện phòng học, tiền nước uống, tiền trang trí lớp học; tiền y tế học đường và tiền mua học bạ, bằng tốt nghiệp, túi bài kiểm tra cho học sinh (đối với các trường THCS, THPT).

- Số học phí còn lại được chi vào các nội dung: nghiệp vụ chuyên môn, tăng cường cơ sở vật chất, quản lý hành chính, khen thưởng, phúc lợi , bổ sung thu nhập và các hoạt động khác của nhà trường.

4. Quản lý học phí và chế độ báo cáo

          - Toàn bộ số học phí thu được của các cơ sở giáo dục công lập, bán công phải  nộp vào tài khoản tiền gửi quỹ học phí mở tại kho bạc nhà nước nơi đơn vị giao dịch.     

- Cơ sở giáo dục ngoài công lập (không bao gồm bán công) gửi toàn bộ số học phí thu được vào ngân hàng hoặc kho bạc nhà nước nơi mở tài khoản để đăng ký hoạt động.      

- Các cơ sở giáo dục thuộc mọi loại hình đều có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác kế toán, quyết toán học phí theo quy định quản lý tài chính hiện hành đối với từng loại hình.

          - Thu, chi học phí của các cơ sở giáo dục công lập được tổng hợp chung vào báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước hàng năm.

          - Các cơ sở giáo dục thực hiện công khai mức học phí theo quy định của Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.

III. QUẢN LÝ, SỬ DỤNG CÁC KHOẢN THU KHÁC.

1. Tiền học thêm:  Thực hiện Quyết định số 2122/2007/QĐ-UBND  ngày 11/6/2007 của UBND tỉnh Hải Dương về việc ban hành quy định về dạy thêm, học thêm chương trình phổ thông.

2. Tiền học 2 buổi/ngày của học sinh tiểu học:

- Mức thu tối đa không quá 2.000đ/1hs/1buổi

Căn cứ vào quy định trên nhà trường thống nhất với Hội cha mẹ học sinh (bằng văn bản) về mức thu, đảm bảo nguyên tắc lấy thu bù chi.

3. Tiền sinh hoạt của học sinh bán trú:

Đối với học sinh bán trú thì mức thu tiền ăn, nghỉ do cha mẹ học sinh thoả thuận với nhà trường trên cơ sở lấy thu bù chi, không mang tính chất kinh doanh, được quyết toán công khai vào mỗi kỳ học.

4. Tiền trông xe đạp của học sinh:

Mức thu không quá 3.000 đồng/ 1 tháng/ 1 học sinh.

5. Tiền bảo hiểm thân thể học sinh; bảo hiểm y tế bắt buộc:

Tiền bảo hiểm thân thể học sinh được thu trên cơ sở tự nguyện của học sinh, mức thu theo quy định của cơ quan bảo hiểm.

Tiền bảo hiểm y tế bắt buộc được thu theo quy định của cơ quan bảo hiểm.  

6. Các khoản đóng góp tự nguyện

Ngoài các khoản thu đã nêu ở trên, các cơ sở giáo dục được phép tiếp nhận các khoản hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân (bằng tiền hoặc hiện vật). Để đảm bảo việc sử dụng các khoản hỗ trợ, đóng góp này đúng mục đích và đem lại hiệu quả thiết thực, các cơ sở giáo dục cần thực hiện tốt các nội dung yêu cầu như sau:

6.1. Đối với các khoản viện trợ, tài trợ, quà biếu, cho, tặng:

Các nguồn thu này phải được ghi chép, quản lý thống nhất qua hệ thống sổ sách kế toán và được chi tiêu, sử dụng theo thỏa thuận với các nhà tài trợ (nếu có) và quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

6.2. Đối với khoản huy động nguồn đóng góp của tổ chức, cá nhân để tăng cường cơ sở vật chất trường học:

Các đơn vị khi vận động, quản lý, sử dụng khoản đóng góp này phải thực hiện đúng quy định bao gồm:

- Thống nhất chủ trương và kế hoạch triển khai trong Ban giám hiệu, Hội đồng nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh.

- Lập kế hoạch công việc nêu rõ mục đích, đối tượng hưởng lợi, hình thức huy động, cách thức tổ chức thực hiện, chất lượng sản phẩm…và dự trù kinh phí để thực hiện bao gồm dự kiến nguồn huy động, nội dung chi, định mức chi…Niêm yết công khai tối thiểu 7 ngày để tiếp thu ý kiến, hoàn chỉnh.

- Báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo (các trường THPT, TT GDTX), Phòng Giáo dục và Đào tạo (các trường Mầm non, TH, THCS) để xin chủ trương và chỉ được tiến hành thực hiện khi có sự đồng ý của Sở, Phòng.

- Khi hoàn thành công việc, các đơn vị phải quyết toán công khai số kinh phí đã huy động và kết quả thực hiện với các tổ chức, cá nhân đã đóng góp kinh phí.

- Quá trình vận động, quản lý, sử dụng kinh phí phải đảm bảo nguyên tắc:

+ Tự nguyện, đúng mục đích.

+ Dân chủ, công khai, minh bạch.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Hướng dẫn này có hiệu lực kể từ ngày 15/3/2011. Các quy định trước đây trái với quy định tại hướng dẫn này đều bãi bỏ.

Trong thời gian thực hiện, nếu các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu để áp dụng trong hướng dẫn này được sửa đổi, bổ sung hay thay thế bằng văn bản mới thì sẽ được dẫn chiếu áp dụng theo các văn bản mới đó.

Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Tài chính-Kế hoạch các huyện, thành phố, thị xã phổ biến hướng dẫn này đến các đơn vị trực thuộc để triển khai thực hiện.

 Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Sở Giáo dục và Đào tạo để phối hợp với Liên ngành Tài chính-Lao động Thương binh và Xã hội  xem xét, giải quyết.

 

Nơi nhận:

- UBND tỉnh (để báo cáo);

- Các Phòng TC-KH, Phòng GD&ĐT;

- Các trường THPT; TT HN-DN;

- Các TT GDTX huyện, thành phố, thị xã;

- Lưu Sở GD&ĐT, Sở TC.

SỞ TÀI CHÍNH

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hội nghị CBVC trường THCS Kẻ Sặt năm học 2019 - 2020: hoàn thành tốt chương trình, trao thưởng cá nhân đạt danh hiệu thi đua năm học 2018 - 2019, đăng ký thi đua năm học 2019 - 2020. ... Cập nhật lúc : 21 giờ 59 phút - Ngày 30 tháng 9 năm 2019
Xem chi tiết
Thực hiện Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12/4/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, căn cứ vào thực tế đơn vị, trường THCS kẻ Sặt huyện Bình Giang xây dựng quy tắc ứng xử như sau: ... Cập nhật lúc : 20 giờ 49 phút - Ngày 3 tháng 9 năm 2019
Xem chi tiết
Sau một năm học với sự quyết tâm cao, có nhiều giải pháp của Thầy và trò nhà trường, kết quả các em thi vào THPT với tỉ lệ đỗ đạt 91,11%, xếp thứ 3/19 trường trong toàn huyện. Đây là một kết ... Cập nhật lúc : 11 giờ 5 phút - Ngày 7 tháng 7 năm 2019
Xem chi tiết
- Chào cờ đầu tuần, hoạt động CTĐ, tuyên truyền phòng ngừa dịch bệnh mùa hè; ... Cập nhật lúc : 22 giờ 47 phút - Ngày 4 tháng 5 năm 2019
Xem chi tiết
Thứ 2 (29/5) Chào cờ đầu tuần, hoạt động CTĐ, tuyên truyền ý nghĩa lịch sử của Ngày Thống nhất đất nước 30/4/1975 ... Cập nhật lúc : 20 giờ 8 phút - Ngày 28 tháng 4 năm 2019
Xem chi tiết
Đ/C Hà Thị Thủy, Trưởng phòng nội vụ trao Quyết định bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng trường THCS Kẻ Sặt cho Đ/C Nguyễn Huy Thịnh. ... Cập nhật lúc : 7 giờ 5 phút - Ngày 2 tháng 4 năm 2019
Xem chi tiết
Thực hiện Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế thực hiện công khai đối với các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo ... Cập nhật lúc : 16 giờ 12 phút - Ngày 17 tháng 9 năm 2017
Xem chi tiết
Thực hiện Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế thực hiện công khai đối với các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo ... Cập nhật lúc : 21 giờ 46 phút - Ngày 21 tháng 12 năm 2017
Xem chi tiết
Thực hiện Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế thực hiện công khai đối với các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo ... Cập nhật lúc : 16 giờ 7 phút - Ngày 17 tháng 9 năm 2017
Xem chi tiết
Thực hiện Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế thực hiện công khai đối với các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo ... Cập nhật lúc : 15 giờ 59 phút - Ngày 17 tháng 9 năm 2017
Xem chi tiết
12345678910111213
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Thông báo về lịch dạy học trực tuyến các môn Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh của nhà trường
Hướng dẫn tải và cài đặt phần mềm Zoom để phục vụ học trực tuyến của học sinh
Thông tin về học trên truyền hình, ôn tập kiểm tra trực tuyến đối với học sinh trong thời gian nghỉ học để phòng tránh dịch bệnh Covid-19
Kế hoạch tổ chức dạy học trực tuyến môn Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh lớp 6,7,8,9 và kiểm tra trực tuyến các môn lớp 9
Hướng dẫn những việc học sinh cần làm tại nhà, cần làm tại trường để phòng tránh mắc bệnh Covid-19 theo chỉ dẫn của cơ quan y tế. Đề nghị các bậc cha mẹ học sinh tải về, in ra và hướng dẫn các con thực hiện hàng ngày.
TKB Thực hiện từ ngày 09 tháng 03 năm 2020 (16h45' 29.02.2020)
Phân công thường trực từ 24/02 đến 29/02/2020 và tổng vệ sinh trường lớp để phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Khuyến cáo của nhà trường về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (Covid-19) gây ra.
TKB Thực hiện từ ngày 06 tháng 01 năm 2020 (19h00' 05.01.2020)
TKB thực hiện từ ngày 20.12.019 đến ngày 03.01.2020 (7h30' 26.12.19)
38_TKB_thuc_hien_tu_ngay_20.12.019__den_ngay_03.01.2020
38_TKB_thuc_hien_tu_ngay_20.12.019__den_ngay_03.01.2020
Thời khóa biểu HKI 2015-2016 (thực hiện từ 24.8) có cả TKB học thêm
Thời khóa biểu học kì II, năm học 2014-2015 (Thực hiện từ ngày 02/3/2015)
Danh sách học sinh yếu khối 6, 7, 8
123